Top 10 thương hiệu nhượng quyền trà sữa lớn nhất 2022

Thương hiệu nhượng quyền trà sữa trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều cái tên như TocoToco, Dingtea, Bobapop,… Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là mô hình kinh doanh được nhiều nhà khởi nghiệp trẻ lựa chọn hiện nay, bên cạnh nhượng quyền cà phê. Trà sữa đã trở thành thức uống quen thuộc với nhiều người, do đó, ý tưởng kinh doanh nhượng quyền được xem là có hướng đi rất an toàn. Sau đây, hãy cùng Kinh doanh online đánh giá ý tưởng kinh doanh trà sữa nhượng quyền và điểm danh một số thương hiệu nổi tiếng đang tham gia hình thức này trong bài viết bên dưới nhé.

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là gì?

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là hình thức những doanh nghiệp trà sữa nổi tiếng cho phép người khác sử dụng tên thương hiệu của mình để kinh doanh sản phẩm. Người sử dụng phải trả một khoản phí theo năm để duy trì việc sử dụng này.

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là gì?
Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là gì?

Thương hiệu nhượng quyền trà sữa có trách nhiệm đào tạo bài bản về quy trình pha chế, chiến lược marketing, trang trí quán theo mô hình sẵn có, từ đó giúp cửa hàng gia tăng doanh thu tốt nhất.

Nhà khởi nghiệp khi tham gia kinh doanh trà sữa nhượng quyền vừa không cần tốn nhiều công sức, vừa thu được lợi nhuận cao.

Có nên kinh doanh trà sữa nhượng quyền hay không?

Có nhiều người thắc mắc không biết có nên kinh doanh trà sữa nhượng quyền hay không? Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi phân tích ưu nhược điểm của thương hiệu nhượng quyền trà sữa như sau: 

Ưu điểm

  • Không cần mất nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu riêng, mà có thể tận dụng tên tuổi, sự nổi tiếng sẵn có của thương hiệu nhượng quyền.
  • So với tự mở, tự xây dựng thương hiệu, kinh doanh trà sữa nhượng quyền cần ít chi phí và vốn hơn.
  • Có thể thu được lợi nhuận ngay tức thời, giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
  • Quy trình quản lý, pha chế, phục vụ được chuẩn hóa chuyên nghiệp.
  • Được doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn chọn địa điểm mở quán, cơ sở vật chất, không gian, chiến lược marketing,… 

Nhược điểm

  • Không thể toàn quyền sử dụng thương hiệu, mà chỉ được giao quyền sử dụng trong 1 thời gian nhất định.
  • Hạn chế khả năng sáng tạo do quá trình kinh doanh dựa trên khuôn khổ của doanh nghiệp nhượng quyền.
  • Phải chịu chung rủi ro thương hiệu nếu có vấn đề xảy ra ở các chi nhánh khác.
  • Bạn làm càng tốt, thương hiệu càng mạnh => Cạnh tranh càng cao do càng nhiều người muốn nhượng quyền thương hiệu, làm cản trở quá trình phát triển của quán bạn.
  • Mỗi doanh nghiệp nhượng quyền trà sữa sẽ có những quy định khác nhau cho các đại lý. Tuy nhiên, những quy định này đôi khi sẽ không còn phù hợp sau hậu Covid, làm quán bạn khó tiếp cận khách hàng hơn.

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa tuân theo quy trình nào?

Quy trình nhượng quyền trà sữa chi tiết
Quy trình nhượng quyền trà sữa chi tiết

Quy trình nhượng quyền trà sữa được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Chọn thương hiệu trà sữa muốn hợp tác nhượng quyền.
  • Bước 2: Tham khảo điều khoản, điều kiện doanh nghiệp trà sữa đưa ra.
  • Bước 3: Liên hệ bàn bạc, thỏa thuận tiến đến ký kết hợp đồng.
  • Bước 4: Tìm mặt bằng kinh doanh – Ở bước này, doanh nghiệp trà sữa sẽ hỗ trợ, tư vấn để chọn được mặt bằng phù hợp, thu hút nhiều khách hàng nhất.
  • Bước 5: Doanh nghiệp trà sữa hỗ trợ thiết kế, thi công quán theo chuẩn nhận diện thương hiệu, đảm bảo độ đồng nhất với các cửa hàng trong hệ thống. 
  • Bước 6: Công ty trà sữa cử người đến đào tạo nhân viên pha chế, phục vụ và hướng dẫn quản lý.
  • Bước 7: Tiến hành chạy thử, công ty hỗ trợ đào tạo thêm về quảng cáo, marketing cửa hàng.

>>> Các bạn đang xem bài viết: Top 10 thương hiệu nhượng quyền trà sữa lớn nhất 2022 tại chuyên mục Học cách kinh doanh.

Top 10 các thương hiệu trà sữa nhượng quyền nổi tiếng nhất hiện nay

Top 1: Nhượng quyền thương hiệu trà sữa TocoToco

Trà sữa Toco Toco đã trở thành cái tên quen thuộc đối với các bạn sinh viên Việt Nam hiện nay. Sở hữu công thức pha chế độc đáo, tinh khiết, Tocotoco có thể mang đến bạn những ly trà sữa thơm ngon béo ngậy được nhập khẩu từ những vùng nguyên liệu lớn trên thế giới.

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa TocoToco
Nhượng quyền thương hiệu trà sữa TocoToco

Do đó, các nhà khởi nghiệp có thể yên tâm ký kết hợp đồng với nhượng quyền thương hiệu trà sữa TocoToco.

  • Số cửa hàng TocoToco hiện nay: 201
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 27/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 42 000 – 55.000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu trà sữa TocoToco: 0,7 – 1,2 tỷ đồng

Top 2: Nhượng quyền thương hiệu Dingtea

Thương hiệu trà sữa Dingtea đã được cấp chứng nhận SGS Đài Loan, đồng thời đã vượt qua 231 bản thử nghiệm chất lượng của SGS Nhật Bản để được cấp phép xuất khẩu. Độ an toàn, chất lượng của Dingtea là không thể bàn cãi. Trong khâu chế biến và bảo quản, trà sữa Dingtea hoàn toàn không sử dụng bất cứ hương hiệu phụ gia nào, cho nên hoàn toàn an toàn với khách hàng.

Nhượng quyền thương hiệu Dingtea
Nhượng quyền thương hiệu Dingtea

Vì vậy, nhượng quyền thương hiệu Dingtea sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp đấy.

  • Số cửa hàng Dingtea hiện nay: 174
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 22/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 32 000 – 47.000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu Dingtea: 20 000 USD

Top 3: Nhượng quyền thương hiệu Bobapop

Lựa chọn nhượng quyền thương hiệu Bobapop đã giúp không ít bạn trẻ làm giàu trong suốt thời gian qua. Bobapop có độ bao phủ rộng rãi, có đến 36 tỉnh thành đều có mặt thương hiệu này. Có mặt trên thị trường trà sữa vào năm 2013, đến nay, Bobapop đã liên tục khai trương nhiều cửa hàng trong hệ thống. Đặc biệt, Bobapop hiện đã có mặt ở Đài Loan, Mỹ và Thái Lan.

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Bobapop
Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Bobapop
  • Số cửa hàng Bobapop hiện nay: 150
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 36/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 25 000 – 40.000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu Bobapop: Khoảng 1 tỷ đồng.

Top 4: Thương hiệu nhượng quyền trà sữa Royaltea

Ra đời vào năm 2008, nhưng đến năm 2011, hoạt động kinh doanh của trà sữa Royaltea mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2022, hệ thống Royaltea đã lên đến hơn 100 cửa hàng trên 35 tỉnh thành.

Thương hiệu nhượng quyền trà sữa Royaltea
Thương hiệu nhượng quyền trà sữa Royaltea
  • Số cửa hàng Royaltea hiện nay: 100
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 35/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 23 000 – 59.000 đồng
  • Chi phí thương hiệu nhượng quyền trà sữa Royalte: Từ 500 triệu đồng

Top 5: Thương hiệu trà sữa nhượng quyền Pozaa Tea

Thương hiệu Pozaa Tea đặc biệt nổi tiếng ở vùng ven và nội thành Hà Nội hơn so với miền Nam, trong đó ở TPHCM vẫn chưa có sự xuất hiện của thương hiệu này.

Chắc hẳn nhiều người sẽ bất ngờ bởi thương hiệu Pozaa Tea này được nữ doanh nhân người Việt – từng là quản lý VinGroup, có kinh nghiệm pha chế 3 năm – thành lập. Mức nhượng quyền Pozaa Tea khá thấp, phù hợp với nhà khởi nghiệp có số vốn nhỏ.

Thương hiệu trà sữa nhượng quyền Pozaa Tea
Thương hiệu trà sữa nhượng quyền Pozaa Tea
  • Số cửa hàng Pozaa Tea hiện nay: 97
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 19/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 28 000 – 32.000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền Pozaa Tea: Từ 160 triệu đồng

Top 6: Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Gong Cha

Trà sữa Gong Cha chính thức hoạt động tại Việt Nam vào năm 2015. Đến nay, Gong Cha đã sở hữu 89 cửa hàng trong hệ thống của mình. Tên gọi Gong Cha được dùng để hình dung về loại trà sữa được hoàng tộc ngự dùng, vô cùng sang trọng và quý phái. Chính vì thế, Gong Cha luôn mong muốn biến khách hàng của mình trở thành những vị hoàng tộc thực thụ với món trà sữa hảo hạng nhất.

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Gong Cha
Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Gong Cha
  • Số cửa hàng Gong Cha hiện nay: 89
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 19/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 44 000 – 63 000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu trà sữa Gong Cha: Khoảng 1 tỷ đồng.

Top 7: Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Miutea

Trà sữa Miutea chủ yếu phục vụ đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên nên giá thành khá thấp. Với chiến lược kinh doanh khác biệt, Miutea chú trọng bán những loại trà sữa mang đi (Take away), nhanh chóng và tiện lợi. Nhờ việc hiểu rõ tâm lý của một ngách thị trường, mật độ bao phủ thị trường của Miutea đã tăng lên nhanh chóng.

Trà sữa Miutea nhượng quyền
Trà sữa Miutea nhượng quyền
  • Số cửa hàng Miutea hiện nay: 80
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 16/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 11 000 – 26 000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu trà sữa Miutea: Khoảng 170 – 250 triệu.

Top 8: Nhượng quyền trà sữa Tiên Hưởng

Nhượng quyền trà sữa Tiên Hưởng cũng là lựa chọn của nhiều nhà khởi nghiệp hiện nay. Trà Tiên Hưởng đến từ Đài Loan, hiện đã có mặt ở 7 quốc gia như Mỹ, Canada, Úc,… trong đó có Việt Nam.

Nhượng quyền trà sữa Tiên Hưởng
Nhượng quyền trà sữa Tiên Hưởng
  • Số cửa hàng trà Tiên Hưởng hiện nay: 53
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 16/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 25 000 – 40 000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền trà sữa Tiên Hưởng: Dao động từ 75.000 đến 150.000 đô la.

Top 9: Nhượng quyền The Alley

Ở phân khúc trà sữa trung cao cấp, các bạn còn có thể chọn nhượng quyền The Alley để bắt đầu việc kinh doanh của mình. The Alley là thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại Đài Loan gắn liền với tên tuổi của người đẹp Diệp Lâm Anh, ra đời vào năm 2013, hiện đã có mặt ở 24 quốc gia và cả Việt Nam. 

Nhượng quyền The Alley
Nhượng quyền The Alley

Để có thể tham gia nhượng quyền The Alley, bạn cần phải đảm bảo yêu cầu nhất định về mặt bằng kinh doanh sầm uất, giao thông thuận lợi, chỗ để xe rộng rãi,… Khi mở quán nhượng quyền The Alley, bạn sẽ được thương hiệu The Alley hỗ trợ từ A – Z.

  • Số cửa hàng The Alley hiện nay: 53
  • Độ phủ sóng trên tỉnh thành cả nước: 11/63 tình thành
  • Mức giá trung bình: 55 000 – 75.000 đồng
  • Chi phí nhượng quyền The Alley: Từ 600 triệu đến 1 tỷ 2

Top 10: Nhượng quyền trà sữa Teamo

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm thương hiệu nhượng quyền trà sữa giá rẻ, đừng bỏ qua Teamo nhé. Hình thức kinh doanh của Teamo chủ yếu là bán mang đi, nên người mua có thể dễ dàng sở hữu ly trà sữa thơm ngon một cách nhanh chóng. Chỉ với 369 triệu, nhà khởi nghiệp trẻ đã sở hữu đầy đủ từ mặt bằng cho tới nguyên liệu hoàn thiện quán trà sữa chuyên nghiệp.

Nhượng quyền trà sữa Teamo
Nhượng quyền trà sữa Teamo

>>> Xem thêm: 9+ Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa nhỏ đẹp chi tiết năm 2022

Lưu ý quan trọng khi mua nhượng quyền trà sữa

Để có thể mở một quán trà sữa nhượng quyền, bạn đừng bỏ qua những lưu ý sau để việc kinh doanh thành công hơn nhé.

Nghiên cứu kỹ thị trường và thương hiệu

Bạn có thể thấy thương hiệu nhượng quyền trà sữa này nổi tiếng, phổ biến và đắt khách, nhưng khi hợp tác thì “không như mộng”. 

Để đảm bảo việc nhượng quyền kinh doanh trà sữa hiệu quả, bạn cần đề nghị bên đối tác cung cấp số liệu doanh thu của họ. Những thương hiệu uy tín sẽ không ngần ngại mọi thông tin, bao gồm số liệu doanh thu. 

Mặt khác, bạn cũng nên đối chiếu thông tin xem chúng có phù hợp với mục tiêu và mong muốn của mình hay không. Điều này sẽ tránh được những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình hợp tác.

Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của bạn. Hãy xem xu hướng thị trường là gì, nhu cầu, mong đợi của khách hàng thế nào?. Trong vài tháng nữa, mô hình kinh doanh của thương hiệu có còn phù hợp hay không? hay chỉ sau vài tháng, khách hàng lại thay đổi sở thích. 

Đã có không ít chủ quán vì không quan tâm những yếu tố này đã phải đóng cửa do khách hàng không còn mặn mà và yêu thích sản phẩm như trước.

Chọn thương hiệu phù hợp thay vì sự nổi tiếng

Đôi khi lựa chọn tốt nhất không hẳn là thương hiệu nổi tiếng nhất, mà phải là đối tác phù hợp nhất. Chỉ khi tương đồng về mục tiêu và mong muốn, việc kinh doanh thương hiệu nhượng quyền trà sữa mới thực sự suôn sẻ và phát triển. 

Để biết được bên đối tác nhượng quyền có phù hợp hãy không, hãy cân nhắc các yếu tố sau:

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu trà sữa
  • Hình thức nhượng quyền
  • Các điều khoản 
  • Mô hình kinh doanh của thương hiệu
  • Phân khúc khách hàng mà thương hiệu phục vụ

Xem xét kỹ các điều khoản từ thương hiệu nhượng quyền

Trước khi hợp tác, bạn cần xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng, để có sự chuẩn bị và phát triển phù hợp.

  • Một số thương hiệu sẽ có phép bạn kiểm soát hoàn toàn hoạt động kinh doanh và chỉ yêu cầu mua nguyên vật liệu từ họ, miễn đảm bảo hoạt động của chuỗi hệ thống là được. 
  • Trong khi đó, một số thương hiệu khác lại yêu cầu hợp tác 50/50. Bạn sẽ đầu tư số vốn nhất định, mọi hoạt động vận hành quán sẽ do họ vận hành. Sau đó, họ sẽ chia lợi nhuận cho bạn.

Ngoài lưu ý trên, bạn cũng cần quan tâm xem thêm:

  • Thời hạn bắt buộc của hợp đồng là bao lâu?
  • Bạn có được quyền được chấm dứt trước khi kết thúc hợp đồng hay không?
  • Khi muốn gia hạn thì cách thực hiện ra sao?
  • Bạn có quyền kiểm soát hoặc sáng tạo những yếu tố nào?

Việc xem xét kỹ hợp đồng ngoài việc tránh các tranh chấp pháp lý không đáng có, chúng còn giúp bạn kịp thời thỏa thuận, thương lượng lại với đối tác để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên. Một khi đã đặt bút ký hợp đồng thì “bút sa gà chết”, thận trọng chưa bao giờ là thừa cả.

Kết luận

Ngoài top 10 thương hiệu nhượng quyền trà sữa đã kể trên, trên thị trường còn có rất nhiều tên tuổi khác mà bạn có thể xem xét lựa chọn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khi mua nhượng quyền thương hiệu trà sữa, đừng bao giờ đặt hoàn toàn niềm tin vào đối tác. Hãy cẩn thận, nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra những quyết định chính xác và đúng đắn nhất nhé.

Posted on