Tết Đoan Ngọ được xem là ngày Tết truyền thống của người Việt Nam nên rất được coi trọng. Từ mâm cúng tết Đoan Ngọ đến văn khấn tết Đoan Ngọ như thế nào đều được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Vậy trong ngày tết Đoan Ngọ nên cúng gì để bày tỏ lòng thành? Sau đây, hãy cùng Kinh doanh online xem người dân 3 miền sẽ chuẩn bị gì trong mâm cúng tết Đoan Ngọ trong bài viết này nhé.
Mục lục
Tết Đoan Ngọ ngày nào? Ý nghĩa tết Đoan Ngọ đối với người Việt
Tết Đoan ngọ ngày nào? Tết Đoan Ngọ có được nghỉ không?
Theo lịch vạn niên, tết Đoan Ngọ (5/5/2022 âm lịch) sẽ rơi vào thứ 6 ngày 3/6/2022 dương lịch. Mặc dù là một ngày tết truyền thống theo quan niệm của người Việt nhưng tết Đoan Ngọ không phải là một ngày nghỉ lễ.

Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “Tết Đoan Ngọ có được nghỉ không?” sẽ là KHÔNG. Trừ khi ngày 5/5 âm lịch trùng với ngày cuối tuần (chủ nhật) thì mới được nghỉ nguyên lương.
Cúng tết Đoan Ngọ vào giờ nào?
Cúng tết Đoan Ngọ có thể được tiến hành vào 2 khung giờ đẹp nhất là chính Ngọ khoảng từ 11 đến 13 giờ chiều, hoặc vào giờ Thìn khoảng từ 7 đến 9 giờ sáng.
Ý nghĩa tết Đoan Ngọ đối với người Việt
Tết Đoan ngọ là ngày tết truyền thống của nhiều quốc gia Đông Á khác như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… trong đó có cả Việt Nam. Tại nước ta, tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác khá dân dã là ngày “giết sâu bọ”.
Theo truyền thuyết kể lại, cứ sau thời điểm nông dân thu hoạch 1 ngày và tổ chức ăn mừng vì trúng mùa, thì năm ấy sâu bọ lại lũ lượt kéo đến dày đặc, ăn mất thực phẩm, cây trái đã thu hoạch được. Trong lúc mọi người đau đầu không biết nên làm gì thì một ông lão từ xa đi tết tự xưng là Đôi Truân đã chỉ cho dân chúng cách diệt sâu bọ.

Ông nói với mọi người rằng mỗi nhà hãy lập một đàn cúng gồm bánh tro, trái cây rồi ra trước nhà vận động thể dục. Dân chúng làm theo thì quả nhiên một lúc sau, sâu bọ đồng loạt té ngã rã rượi.
Ông lão còn nói thêm: Cứ vào ngày này hằng năm, sâu bọ sẽ rất hung hăng, để trị được chúng, mọi người nên làm theo những gì đã dặn mỗi năm.
Nghe vậy, dân chúng tin tưởng làm theo và đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ”. Nhiều người còn gọi ngày này là tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Theo quan niệm cổ truyền, vào ngày 5/5, người dân ăn hoa quả, rượu nếp sẽ diệt trừ được sâu bọ. Một số gia đình khác còn ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen,… để trừ sâu bọ bệnh tật trong người.
Mâm cúng tết Đoan Ngọ có gì? Tết Đoan Ngọ nên cúng gì?
Mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những phong tục khác nhau. Nhiều người tò mò mâm cúng tết Đoan Ngọ ở 3 miền có gì khác biệt hay không. Thực tế thì Tết Đoan Ngọ nên cúng gì sẽ có sự khác biệt ở 3 miền Bắc Trung Nam như sau:
Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Bắc
Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Bắc dâng lên gia tiên, thần linh thường xuất hiện những lễ vật sau đây:

Cơm rượu nếp tết Đoan Ngọ
Cơm rượu nếp tết Đoan Ngọ là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng tết mùng 5 tháng 5 miền Bắc. Thông thường, người miền Bắc người khá ưa chuộng cơm rượu nếp cái hoa vàng, cách thực hiện như sau:
- Vo sạch gạo nếp rồi đem ngâm trong khoảng 4 đến 8 tiếng.
- Gạo nở thì vo thêm lần nữa rồi đem đi đồ hoặc nấu chín.
- Xới cơm ra mâm để nguội rồi rắc men lên trên, trộn đều tay để cơm thấm đều hơn. Lưu ý nên trộn cơm khi còn ấm để dễ lên men hơn nhé.
- Cho phần cơm nếp vừa trộn vào hũ sành hoặc sứ sạch rồi đậy nắp lại. Ủ phần cơm này trong 3 đến 4 ngày là bạn sẽ có thành phẩm cơm nếp hết sức thơm ngon.
Mâm ngũ quả
Người miền Bắc tết Đoan Ngọ nên cúng gì? Chắc chắn mâm ngũ quả gồm mận, vải, xoài, dưa hấu sẽ không thể thiếu được.
Bánh ú tro tết Đoan Ngọ (bánh gio)
Bánh ú tro tết Đoan Ngọ hay bánh gio là món bánh đặc trưng trong mâm cúng mùng 5 tháng 5 của người miền Bắc. Bánh ú tro tết Đoan Ngọ làm không khó nhưng yêu cầu người thực hiện phải tỉ mỉ, cách làm như sau:
- Gạo nếp vo sạch rồi ngâm vào trong chậu nước tro chừng 22 tiếng
- Vớt gạo ra rổ cho ráo nước rồi xóc cùng 1 chút muối
- Rửa sạch lá dong, lau khô rồi cho gạo vào giữa rồi gói mép lá lại. Dùng lạt buộc lại thật chặt rồi cho vào nồi luộc.
- Sau khoảng 2 đến 4 tiếng là bánh chín, hãy vớt ra để nguội và thưởng thức nhé.
Thành phẩm bánh tro sẽ có màu hổ phách rất đẹp, khi ăn cùng mật mía thì có vị ngọt thơm rất dễ chịu.
Ngoài những lễ vật xuất hiện ở trên, tùy thuộc vào mỗi gia đình thì có thể cúng thêm lễ mặn như gà xôi, bát xôi chè,…
Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Trung

Thịt vịt (thường là vịt luộc hoặc vịt quay) là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Trung. Người miền Trung thường sẽ chọn những con vịt to khỏe nhất rồi đem làm sạch lông.
- Thịt vịt thường có mùi hôi đặc trưng nên trước khi luộc, bạn nên chà xát muối và gừng tươi để loại bỏ mùi. Sau khi rửa sạch lại với nước, bạn cho vào nồi, đổ ngập bề mặt vịt rồi nấu trên bếp trong khoảng 20 đến 30 phút.
- Để kiểm tra xem vịt đã chín chưa, bạn dùng tăm xiên vào phần thịt, nếu không thấy nước đỏ tiết ra thì bạn có thể vớt vịt ra đem đi chặt và xếp lên đĩa.
- Khi thưởng thức thịt vịt, hãy ăn kèm nước mắm gừng tỏi, bạn sẽ không thể nào quên được hương vị tuyệt vời từ món ăn này đâu.
Ngoài thịt vịt luộc, người miền Trung thường cúng gia tiên, thần linh chè hạt sen, chè hạt kê, hoa quả theo mùa, cơm rượu nếp trong ngày tết Đoan Ngọ.
Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Nam

Tết Đoan Ngọ cúng gì ở miền Nam? Mâm cúng tết Đoan Ngọ miền Nam chịu không ít ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, với những món lễ vật là:
- Bánh ú bá trạng
- Chè trôi nước
- Xôi gấc
- Trái cây
- Cơm rượu nếp
Ngoài ra, tết Đoan Ngọ ở cả 3 miền đều có thêm hương, hoa, trà, vàng mã và trầu cau. Tùy vào điều kiện gia đình của mỗi người mà lễ vật dâng lên cũng có sự khác biệt. Nhưng quan trọng nhất chính là lòng thành của mỗi người khi chuẩn bị mâm quả dâng lên tổ tiên, thần linh.
Chuẩn bị mâm cúng tết Đoan Ngọ kiêng gì?
- Mâm cúng mùng 5 tháng 5 cần được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ, sạch sẽ để bày tỏ lòng thành. Không cần mâm cao cỗ đầy nhưng phải có đủ các lễ chính như cơm rượu nếp, hương, hoa, trái cây,…
- Không dùng đồ giả như hoa giả, trái cây giả để cúng.
- Lựa chọn kỹ trái cây cúng thật tươi ngon, không chọn quả bị dập nát, hỏng để dâng lên bàn thờ.
- Không đụng đũa vào đồ cúng, nếu không sẽ bị coi là không tôn trọng bề trên.
- Khi làm lễ cúng khấn vái, người cúng cần ăn mặc chỉn chu, sạch sẽ, kín đáo, lịch sự.
- Không làm rơi vỡ đồ đạc khi chuẩn bị lễ cúng để tránh điều xui rủi không may/
Kết luận
Vậy là giờ đây bạn đã biết được tất cả thông tin liên quan đến Tết Đoan Ngọ rồi. Hi vọng nhờ những thông tin này, bạn có thể chuẩn bị một lễ cúng thật chỉn chu, hoàn hảo để dâng lên bàn thờ gia tiên.